Hi-Res Audio là gì và những điều bạn cần biết?
Thế nào là Hi-Res Audio ? Chúng ta cần làm gì để có thể nghe được nhạc Hi-Res Audio? Là một người yêu thích âm thanh thì bạn đã có những hiểu biết gì về vấn đề này chưa ? Nếu chưa thì hãy để Bảo Châu Elec giải đáp giúp bạn thông qua bài viết này nhé !
Âm thanh Hi-res (High-Resolution) là chất lượng âm thanh cao nhất và là tiêu chuẩn của các audiophile. Với sự phát triển của công nghê âm thanh hiện nay và nhu cầu nghe nhạc của nhiều người ngày càng cao, đặc biệt đối với các audiophile thì ngoài việc cần các thiết bị như tai nghe xịn, bộ giải mã âm thanh thì chất lượng nhạc cũng là một phần rất quan trọng, chất lượng càng cao âm thanh phát ra càng hay và càng chi tiết.
Năm 2014 Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Điện tử Nhật Bản đã giới thiệu âm thanh Hi-Res và được các hãng âm thanh quảng bá rộng rãi mà giờ đây khái niệm Hi-Res có lẽ còn phổ biến hơn cả Lossless.
Thế nào là âm thanh Hi-res?
Âm thanh Hi-res, Hi-res Audio (High-Resolution Audio) là dạng âm thanh có độ phân giải cao hơn so với các định dạng âm thanh thông thường như MP3, AAC, WAV, FLAC... Điều này có nghĩa là âm thanh Hi-res có khả năng tái tạo âm thanh với chất lượng cao hơn và chi tiết hơn, giúp tái tạo âm thanh gần như giống với âm thanh gốc khi được thu âm.
Càng có nhiều bit, tín hiệu có thể đo được chính xác hơn trong trường hợp đầu tiên. Do đó, âm thanh Hi-res thường có độ phân giải 24 bit/96kHz trở lên, tuy nhiên cũng có những định dạng âm thanh cao hơn như 24 bit/192 kHz, 24 bit/352 kHz, 32 bit/384kHz... Bạn cũng có thể có các tệp 88.2kHz và 176.4kHz. Để thưởng thức âm thanh Hi-res, người dùng cần sử dụng các thiết bị phát âm thanh có độ phân giải cao và tai nghe chất lượng tốt để có thể cảm nhận được sự khác biệt so với các định dạng âm thanh thông thường.
Tuy nhiên, chất lượng cao đi kèm với một điểm yếu dễ nhận biết – kích thước file. Một file âm nhạc Hi-Res Audio có thể mang dung lượng lên tới 10MB. Mặc dù giá của các thiết bị lưu trữ đã giảm đi tương đối nhiều trong những năm gần đây. Stream âm thanh chất lượng qua mạng wi-fi hoặc mạng di động vẫn là một trở ngại.
Tổng hợp các mẫu tai nghe giá rẻ, chính hãng, âm thanh chất lượng cao hiện được bán tại Bảo Châu Elec
Mua ngay Tai nghe bluetooth, Tai nghe không dây, Tai nghe có dây chính hãng từ JBL, Sony, Yamaha, Denon, Klipsch...mới nhất, chất lượng uy tín, bảo hành chính hãng, giá rẻ hơn, giao hàng tận nơi toàn quốc. Click để tham khảo.
Thông số kỹ thuật của Hi-res Audio
Các thông số kỹ thuật chính của Hi-res Audio bao gồm độ phân giải âm thanh, tần số lấy mẫu và độ sâu bit. Sau đây là một số thông số kỹ thuật cụ thể:
Độ phân giải âm thanh: Hi-res Audio thường có độ phân giải từ 24 bit trở lên, thường được hiển thị là 24 bit/96 kHz. Điều này cho phép âm thanh được tái tạo chính xác hơn và chi tiết hơn so với các định dạng âm thanh thông thường.
Tần số lấy mẫu: Tần số lấy mẫu của Hi-res Audio thường từ 96 kHz trở lên, thường được hiển thị là 24 bit/96 kHz hoặc 24 bit/192 kHz. Tần số lấy mẫu càng cao thì âm thanh được tái tạo càng chính xác và chi tiết hơn.
Độ sâu bit: Độ sâu bit của Hi-res Audio thường từ 24 bit trở lên. Độ sâu bit càng cao thì độ chính xác và chi tiết của âm thanh càng được tăng cường.
Các thông số kỹ thuật này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của Hi-res Audio. Ngoài ra, các yếu tố khác như khả năng tái tạo âm thanh của thiết bị phát và tai nghe cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm nghe nhạc của người dùng.
Lịch sử của âm thanh Hi-Res.
Âm thanh Hi-Res đã xuất hiện vào những năm 1990 khi các công ty âm thanh và công nghệ bắt đầu nghiên cứu và phát triển các định dạng âm thanh có độ phân giải cao hơn. Một trong những sự phát triển đầu tiên để tạo nên âm thanh độ phân giải cao là Kỹ thuật số tương thích độ nét cao vào năm 1995, tiếp theo đó là ba định dạng đĩa quang khác khẳng định ưu thế âm thanh so với CD-DA: DAD năm 1998, SACD năm 1999 và DVD-Audio vào năm 2000.
Sau sự gia tăng của bán lẻ nhạc trực tuyến vào đầu thế kỷ 21, tính năng tải xuống âm thanh độ phân giải cao đã được giới thiệu bởi HDtracks bắt đầu từ năm 2008. Tiếp tục phát triển âm thanh độ phân giải cao trên đĩa quang sau đó là Pure Audio Blu-ray vào năm 2009 và High Fidelity Pure Audio vào năm 2013.
Vào năm 2014 Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Điện tử Nhật Bản (Sony đứng đầu) đã giới thiệu âm thanh Hi-Res. Sony đã tái khẳng định cam kết của mình đối với sự phát triển trong phân khúc âm thanh độ phân giải cao bằng cách cung cấp một loạt các sản phẩm Hi-Res Audio. Nhiều hãng âm thanh và công nghệ lớn như Pioneer, Onkyo, Tidal... đã hỗ trợ Hi-Res Audio trên các sản phẩm của mình.
Hiện nay, Hi-Res Audio đang ngày càng được phổ biến rộng rãi và trở thành một tiêu chuẩn âm thanh cao cấp. Ngoài ra, những nỗ lực để cải thiện chất lượng âm thanh của Hi-Res Audio vẫn đang được tiếp tục, điển hình là các định dạng âm thanh mới như MQA, DSD...
Các định dạng âm thanh Hi-Res
Có nhiều hơn định dạng Hi-Res Audio để lựa chọn, và mỗi loại lại có một yêu cầu cấu hình riêng. Trong đó có thể kể đến FLAC (Free Lossless Audio Codec) và APAC (Apple Lossless Audio Codec), mặc dù được nén nhưng không có thông tin bị mất trên lý thuyết. Những định dạng không nén bao gồm WAV, AIFF, DSD, MQA.
Tổng hợp những định dạng âm thanh:
FLAC (Free Lossless Audio Codec): Định dạng âm thanh nén không mất dữ liệu, cho phép lưu trữ và truyền tải âm thanh với độ phân giải cao hơn so với các định dạng nhạc thông thường. FLAC được coi là một trong những định dạng âm thanh Hi-Res phổ biến nhất.
ALAC (Apple Lossless Audio Codec): Tương tự như FLAC, ALAC là một định dạng âm thanh nén không mất dữ liệu, được phát triển bởi Apple. ALAC được sử dụng trên các sản phẩm của Apple như iPod, iPhone và iTunes.
WAV (Waveform Audio File Format): Định dạng âm thanh không nén, được sử dụng phổ biến trong các phòng thu thu âm chuyên nghiệp. WAV cung cấp độ phân giải cao hơn so với CD và được hỗ trợ bởi hầu hết các trình phát nhạc và phần mềm chỉnh sửa âm thanh.
DSD (Direct Stream Digital): Định dạng âm thanh dạng số dựa trên nguyên tắc của chuẩn SACD (Super Audio CD), với độ phân giải lên đến 1 bit/2.8 MHz hoặc 1 bit/5.6 MHz. DSD được coi là một trong những định dạng âm thanh Hi-Res đỉnh cao nhất.
AIFF (Audio Interchange File Format): Giải pháp thay thế WAV của Apple với khả năng hỗ trợ thông tin phụ tốt hơn nhưng không quá nổi tiếng.
DSD (DSD Stream File): Sử dụng cho Super Audio CD, không được hỗ trợ rộng rãi.
MQA (Master Quality Authenticated): Là một định dạng tương đối mới dùng để stream nhạc chất lượng cao như Tidal. Khả năng hỗ trợ còn tương đối hạn chế.
Phân biệt giữa Hi-res Music và Hi-res Audio.
Có 2 khái niệm mà chúng ta thường gặp đó Hi-res Music và Hi-res Audio, mặc dù là hai khái niệm khác nhau tuy nhiên thường được nhắc đến cùng với nhau khi nói về âm thanh có độ phân giải cao.. Và chúng có 2 logo khác nhau hoàn toàn. Cùng tìm hiểu nhé !
Logo bên trái - Hi-res Music - do Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) cùng với một số tổ chức khác như CEA, DEG, và Recording Academy Producers & Engineers Wing đưa ra vào năm 2014 nhằm thiết lập tiêu chuẩn cho nhạc độ phân giải cao (hay còn gọi là nhạc hi-res), logo này được các hãng thu âm và phát hành nhạc khác áp dụng trong phạm vi Mỹ, Canada và các nước châu Âu. Hi-res Music đề cập đến các bản nhạc được thu âm và xử lý với độ phân giải cao hơn so với các định dạng nhạc thông thường như MP3, AAC... Với Hi-res Music, người nghe có thể trải nghiệm được âm thanh gần như giống với âm thanh gốc của bản thu âm. Các dịch vụ liên quan bao gồm tải nhạc và nghe trực tuyến theo cả single và album. Cho nên, RIAA đã thiết lập chuẩn Hi-Res Music, nhằm cạnh tranh trực tiếp với Hi-Res Audio. Chuẩn Hi-Res Music có phần dễ tính hơn, bởi yêu cầu nhạc đạt mức 24 bit / 44.1 kHz trở lên. Còn chuẩn Hi-Res Audio thì yêu cầu cao hơn đôi chút đạt mức 24bit / 96kHz trở lên. Dù vậy, cả 2 tiêu chuẩn này đều đã cao hơn mức lossless (16bit / 44.1kHz) của đĩa CD.
Trong khi đó, Logo bên phải là logo do JEITA (Hiệp hội các thương hiệu của Nhật Bản - đứng đầu là Sony) tạo ra vào năm 2013. Hi-res Audio là định dạng file âm thanh có độ phân giải cao hơn, thường từ 24 bit/96 kHz trở lên, giúp tái tạo âm thanh chính xác và chi tiết hơn so với các định dạng âm thanh thông thường. Hi-res Audio được sử dụng để lưu trữ và truyền tải các bản nhạc thu âm với độ phân giải cao hơn.
Tóm lại, Hi-res Music và Hi-res Audio đều liên quan đến âm thanh có độ phân giải cao, tuy nhiên Hi-res Music tập trung vào chất lượng của bản thu âm, trong khi Hi-res Audio tập trung vào chất lượng của file âm thanh được lưu trữ và truyền tải. Ở Việt Nam thì logo bên phải thường thấy nhiều hơn bên trái.
Phân biệt giữa Hi-Res Audio và CD
Hi-Res Audio và CD đều là định dạng âm thanh số, tuy nhiên có sự khác biệt về độ phân giải và chất lượng âm thanh.
Hi-Res Audio là định dạng âm thanh có độ phân giải cao hơn so với CD, thường từ 24 bit/96 kHz trở lên, giúp tái tạo âm thanh chính xác và chi tiết hơn. Hi-Res Audio sử dụng các định dạng file như FLAC, ALAC, WAV... để lưu trữ và truyền tải các bản nhạc thu âm với độ phân giải cao.
Trong khi đó, CD là định dạng âm thanh phổ biến nhất trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là trong thập niên 1990. CD có độ phân giải 16 bit/44.1 kHz, được sử dụng để lưu trữ và phát các bản nhạc. Tuy nhiên, với độ phân giải này, âm thanh của CD không thể tái tạo được tất cả các chi tiết và tần số của bản thu âm.
Tóm lại, Hi-Res Audio có độ phân giải cao hơn và chất lượng âm thanh tốt hơn so với CD. Hi-Res Audio được sử dụng để lưu trữ và truyền tải các bản nhạc thu âm với độ phân giải cao, trong khi CD là định dạng âm thanh phổ biến được sử dụng trong nhiều năm qua.
Vài điều cần biết về âm thanh Hi-Res
- Phần cứng và phần mềm giải mã: Nhạc Hi-res chắc chắn là tốt hơn đó là điều không phải tranh cãi nên bạn phải đầu tư rất nhiều từ phần cứng cho đến phần mềm có thể thấy được hết chất lượng của file nhạc. Và quan trọng tùy thuộc vào cảm nhận âm thanh của mỗi người mới thấy được sự khác biệt.
- Khả năng lưu trữ: Các file nhạc Hi-res thường có dung lượng rất lớn, có thể lên đến vài 3 4Gb một album nên cân nhắc khi quyết định lựa chọn định dạng này để lưu trữ. Đối với những ai nghe nhạc trên điện thoại, phải cần thêm DAC/Amp mới có thể giải mã được các file định dạng này, như vậy lúc này tính cơ động của thiết bị sẽ mất đi.
- Chi phí cho nhạc Hi-Res: Nhắc đến âm thanh hi-res thì đối tượng chơi âm thanh này thường là các audiophile thực thụ. Họ chịu chi cho phần cứng (tai nghe, DAC/AMP, DAP - Máy nghe nhạc hi-res, bộ lưu trữ nhạc), phần mềm và một số bài hát phải bỏ tiền ra mới có chất lượng cao.
- Đối tượng: Bạn phải thực sự là một người chịu chi cho việc trải nghiệm âm thanh chất lượng cao (hi-res), để cảm hết chất âm mà bài hát mang lại và hơn hết là có đôi tai cũng như khả năng cảm thụ âm thanh này mang lại.
Top loa nghe nhạc chính hãng giá tốt hiện nay
Loa Jamo C95 II
Loa Jamo C95 II là dòng loa đứng nghe nhạc thương hiệu Đan Mạch, kiểu dáng thanh lịch, công nghệ âm thanh hiện đại được đánh giá là mẫu loa nghe nhạc hay nhất trong tầm giá mà khách hàng không thể bỏ qua.
Loa nghe nhạc Jamo C95II cấu tạo 3 loa 3 đường tiếng với 2 loa mid/bass đường kính 15 cm, 1 loa tweeter có đường kính 2,54 cm tái tạo âm thanh đầy đủ tất cả các dải âm tần. Các loa được phân chia thành khuông khác nhau để hoạt động tách bạch và không bị chồng chéo.
Nhờ được áp dụng nhiều công nghệ hiện đại như củ loa Anti-Diffraction Waveguide, tạo họng kèn có góc hướng âm rộng... và công nghệ Long Displacement Surround với thiết kế gân nhún của loa từ cao su mang đến chất âm trung thực và sống động.
Loa Klipsch RP-6000F II
Loa Klipsch RP-6000F II là dòng loa đứng nghe nhạc thu hút người dùng với thiết kế sang trọng, nổi bật là hai củ loa màu đồng, đáp ứng nhu cầu nghe nhạc, xem phim chất lượng cao tại gia.
Klipsch RP-6000F II trang bị hệ thống 3 loa 2 đường tiếng, với 1 củ loa kèn Treble Tractrix® sử dụng họng kèn 90 ° x 90 ° giúp lan tỏa âm thanh tần số cao chính xác và mượt mà. Hợp chất silicon của loa, hạn chế tiếng ồn và hiện tượng nhiễu, cho âm thanh cao cấp trong trẻo.
Thiết kế màu đồng ánh kim của 2 củ loa mid/bass đường kính 16,5 cm có màng loa bằng Cerametallic™ phủ đồng đặc tính nhẹ cứng đã trải qua quá trình xử lý đặc biệt chống ảnh hưởng của từ trường, hỗ trợ tốc độ đáp ứng nhanh và tản nhiệt tốt cùng viền nhún cao su tự nhiên cỡ lớn cho âm thanh chân thực và chuẩn xác.
Loa Yamaha NS-777
Loa Yamaha NS-777 là dòng loa đứng nghe nhạc được yêu thích hiện nay của thương hiệu Yamaha uy tín Nhật Bản. Kiểu dáng hiện đại cùng chất âm ngọt ngào phù hợp sử dụng trong những hệ thống âm thanh xem phim, nghe nhạc gia đình.
Trang bị hệ thống 4 loa 3 đường tiếng với 2 loa bass 20cm, 1 loa mid 13cm và 1 loa treble 2.5cm giúp Yamaha NS-777 mang đến âm thanh tách bạch và đầy đủ các dải âm tần. Đặc biệt, củ loa mid làm từ vật liệu cao cấp, phủ lớp polypropylene bên ngoài, loa treble sử dụng loại màng loa vòm được làm từ hợp chất nhôm S-PAL cho âm trung, cao thanh thoát tự nhiên.
Hoạt động với công suất trung bình 100W và công suất tối đa 250W phù hợp giải trí trong không gian có diện tích vừa phải. Hơn nữa, công nghệ Waveguide Horn tích hợp trong loa có chức năng giúp âm thanh nghe được phát đi trực tiếp từ loa chứ không phải âm thanh phản chấn từ tường hay trần nhà.
Loa JBL STAGE A180
Loa JBL Stage A180 đến từ thương hiệu JBL nổi tiếng của Mỹ, không chỉ sở hữu kiểu dáng hiện đại tối giản mà còn mang đến trải nghiệm giải trí chất lượng, thưởng thức những bộ phim, giai điệu yêu thích với chất âm sống động theo sở thích của các Audiophile.
JBL Stage A180 sở hữu cấu trúc 3 loa cho ra 2.5 đường tiếng, bao gồm 2 củ bass và 1 củ treble. Với củ treble vòm nhôm 2.5cm kết hợp với ống dẫn sóng độ phân giải cao, 2 củ bass 16.5cm có màng loa làm từ chất liệu polycellulose mang đặc tính cứng để hoạt động chính xác và nhanh chóng mà không gây ra nhiễu.
Kết hợp cùng công nghệ ống dẫn sóng độ nét cao HDI (High Definition Imaging) nên Loa JBL Stage A180 hứa hẹn sẽ mang đến âm thanh với độ cân bằng tự nhiên, sâu lắng đặc trưng.
Loa B&W 603 S2 Anniversary Edition
Loa B&W 603 S2 Anniversary Edition là dòng loa đứng nghe nhạc cao cấp của Bowers & Wilkins nổi tiếng xứ sở sương mù. Kiểu dáng độc đáo thời thương cùng chất âm sống động đặc trưng sẽ hoàn thiện không gian giải trí của gia đình bạn một cách hoàn hảo.
Loa B&W 603 S2 Anniversary Edition trang bị hệ thống 4 loa, 3 đường tiếng gồm loa 2 loa bass, 1 loa mid và 1 loa treble cho âm thanh đầy đủ 3 dải trầm – trung – cao. Mang đến trải nghiệm nghe nhạc, xem phim với âm thanh chi tiết và trung thực nhất từ bản nhạc, bộ phim.
Sản phẩm tích hợp các công nghệ độc quyền của B&W như củ loa tweeter độc đáo với công nghệ Double Dome giúp ngăn chặn, giảm thiểu sự méo âm, méo tiếng. Củ loa mid được chế tạo thủ công, sử dụng sợi tơ sang sử dụng hợp chất “Continuum” độc quyền, mang lại chất âm tự nhiên.
Một số công trình dàn nghe nhạc được Bảo Châu Elec tư vấn, lắp đặt
Thông qua bài viết này Bảo Châu Elec đã giúp bạn có những cái nhìn rõ nét nhất về Hi-Res Audio. Nếu bạn là một tín đồ âm thanh thực thụ và chịu chơi hết mình vì âm nhạc thì ngại gì mà không chọn cho mình thứ âm thanh đẳng cấp này, còn Bảo Châu Elec thì có tất cả, gọi ngay 1900 0255 để được tư vấn ngay nhé !
Bảng giá Loa Nghe Nhạc Chính hãng, Hay nhất, mới cập nhật năm 2023
Bảo Châu Elec sẽ trả lời sớm nhất. Viết hỏi đáp