5 lý do nghe nhạc bằng loa toàn dải không bị mệt

13-09-202144 lượt xemTheo dõi Bảo Châu Elec No Alt

Với một số người nghe nhạc khiến họ có cảm giác mệt mỏi, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu lý do tại sao lại có hiện tượng đó và 5 lý do tại sao nghe nhạc bằng loa toàn dải không bị mệt. Trong bài viết này chúng tôi có tổng hợp thông lại để giúp các bạn có thêm thông tin cho mình về dòng loa này.

Trước hết chúng ta cùng nhau tìm hiểu tại sao nghe nhạc thì bị mệt?

- Thứ nhất: Thông thường nếu chúng ta nghe nhạc với volume quá lớn trong một thời gian dài thì tỷ lệ người bị mệt là phần đông.

- Thứ hai: Thiết bị tái tạo âm thanh tạo ra những tiếng ồn không mong muốn do chất lượng ghi âm của đĩa nhạc hoặc amply cũ ải, hỏng hóc. Các âm thanh này thể hiện như: tiếng hum ù, tiếng sôi, tiếng réo nền của thiết bị phát lẫn vào bản nhạc. Những âm thanh ù, sôi này trong quá trình nghe nhạc người nghe sẽ phát hiện rõ khi chuyển bài. Thông thường tiếng hum ù của thiết bị sẽ là những tiếng của dải tần số thấp nhỏ hơn 40 Hz và dải tần số cao lớn hơn 20.000 Hz.

5-ly-do-nghe-nhac-bang-loa-toan-dai-khong-bi-met

- Thứ ba: Hoặc âm thanh không thể hiện sự rõ nét làm người nghe khi nghe phải cố gắng tập trung để đoán định nội dung của bản nhạc hoặc lời hát; trong hoàn cảnh này khi nghe não con người ta phải làm việc tập trung quá độ trong thời gian dài cũng dẫn đến mệt mỏi

- Thứ tư: Hoặc những thể loại nhạc hiện đại như rock, Hip hop… thể hiện các dải tần của các nhạc cụ điện tử hoặc quá trầm hoặc quá cao, thường là những dải siêu trầm (super bass) hoặc siêu cao (super treble) khi nghe lâu sẽ sinh ra mệt mỏi ức chế.

Ưu nhược điểm của loa toàn dải mà bạn nên biết

Ưu nhược điểm của loa toàn dải mà bạn nên biết

Chắc hẳn các bạn đã nghe nói đến loa toàn dải nhưng rất nhiều người còn thắc mắc loa toàn dải là gì? Nó có khác gì so với loa thông thường hay cách nhận biết và phân biệt dòng loa này là gì?
 

- Thứ năm: Ngoài những điều liệt kê ở trên khi nghe nhạc bị mệt mỏi và ức chế thì còn nhiều tiếng động khác trong tự nhiên tác động đến con người cũng gây mệt mỏi ví dụ: như tiếng động cơ xe, tiếng ồn của đô thị,của tự nhiên, tiến ồn trong các nhà máy sản xuất…sấm, sét…. Tuy nhiên đây là những gợi ý về âm thanh gây ra mệt mỏi cho con người chứ không phải là câu trả lời trực tiếp câu hỏi: Khi nào nghe nhạc bị mệt mỏi?

5 lý do nghe nhạc bằng loa toàn dải không bị mệt

Như vậy với năm lý giải cho câu hỏi khi nào nghe nhạc bị mệt mỏi đã phần nào trả lời cho câu hỏi tại sao nghe loa toàn dải không bị mệt và cần phải có những luận giải cụ thể hơn nữa mới mang lại sự xác đáng cho câu hỏi tại sao nghe loa toàn dải không bị mệt? Theo tôi có năm lý do đó là:

- Thứ nhất: Dải tần âm thanh mà loa toàn dải đáp ứng. Với những đôi loa toàn dải cổ (dòng loa toàn dải cổ danh tiếng sản xuất chủ yếu ở Đức, Anh, Mỹ) được các hãng sản xuất đều tính toán đến khả năng tái tạo âm thanh tự nhiên, âm thanh cơ bản của các nhạc cụ và khả năng sinh học của tai người nghe đó là từ khoảng 40hz đến 16000hz. Dải tần âm thanh từ 40hz đến 16.000hz là dải tần đáp ứng được hầu hết các âm thanh của các nhạc cụ trong dàn nhạc kinh điển như bộ gõ, đàn dây, và kèn…đồng thời dải tần số này phủ hợp với khả năng nghe của con người dẫn đến con người nghe lâu không bị mệt, không bị ức chế, bởi các dải tần siêu trầm và siêu cao.

5-ly-do-nghe-nhac-bang-loa-toan-dai-khong-bi-met2

- Thứ hai: Vật liệu làm loa. Loa toàn dải cổ các nhà sản xuất ở Đức, Anh đã nghiên cứu, thiết kế và sản xuất với kỹ thuật, vật liệu cao cấp, quý hiếm nhằm như nam châm Alnico, màng giấy siêu nhẹ siêu bền với cố gắng tái tạo trung thực nhất các âm thanh của nhạc cụ và khả năng thể hiện nhạc tính cao trên nền tảng triết lý nhân văn phục vụ nhu cầu thẩm mỹ về âm thanh của con người nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. với những vật liệu này loa hiện đại có thể làm được nhưng với chi phí cực lớn giá thị trường tham khảo cho loa toàn dải hiện đại cao cấp có thể đến hơn 10.000usd một đôi củ loa.

- Thứ ba: Trung âm. Ngoài dải trầm từ 40-100hz mà loa toàn dải thể hiện và dải cao trên 6000hz thì dải tần số trung âm của loa toàn dải thể hiện rất tốt và trung thực, đây cũng là một lợi thế của loa toàn dải vì đáp ứng được rất nhiều các loại nhạc cụ như trống, các loại đàn dây, các loại kèn và đặc biệt là giọng nói, tiếng hát của con người.

- Thứ tư: Về cấu tạo và độ nhậy: loa toàn dải cổ có cấu tạo đặc biệt gồm nam châm Alnico với từ lực mạnh lên đến 20.000G, màng loa giấy siêu nhẹ, độ nhậy cao trên 95db khi phối ghép với những amply bán dẫn xuất âm IC hoặc đặc biệt với amply đèn thể hiện được chi tiết của bản nhạc và mang nhạc tính rất cao.

- Thứ năm: Dòng nhạc. Đa số những người chơi âm thanh đều hướng tới nghe và thưởng thức với các dòng nhạc cổ điển, dân ca, hòa tấu, nhạc trữ tình, đồng quê. Với những dòng nhạc này thì dải tần âm thanh rất cơ bản không có hoặc có thì rất ít những dải tần siêu trầm hoặc siêu cao do vậy loa toàn dải đáp ứng được hầu hết các dòng nhạc này.

Trên đây là những điều mà Bảo Châu Elec tổng hợp lại, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.

==> Có thể bạn quan tâm: Những dòng loa nghe nhạc vàng hay nhất hiện nay

Định nghĩa loa toàn dải là gì?

Định nghĩa loa toàn dải là gì?

Chắc hẳn các bạn đã nghe nói đến loa toàn dải nhưng rất nhiều người còn thắc mắc loa toàn dải là gì? Nó có khác gì so với loa thông thường hay cách nhận biết và phân biệt dòng loa này là gì?
 
 Tuyển tập những mẫu loa nghe nhạc hay nhất hiện nay

Tuyển tập những mẫu loa nghe nhạc hay nhất hiện nay

Giới thiệu tới khách hàng những mẫu loa nghe nhạc hay đến từ nhiều thương hiệu loa nghe nhạc nổi tiếng như loa Jamo, loa Klipsch, loa Bose, loa pioneer, loa ar... Với nhiều mức giá khác nhau cho khách hàng lựa chọn.
 
Chưa có câu hỏi, hãy gửi câu hỏi của bạn
Bảo Châu Elec sẽ trả lời sớm nhất. Viết hỏi đáp