Loa kéo bị sôi? Cách khắc phục ai cũng làm được
Bạn từng háo hức bật loa kéo để khuấy động buổi tiệc hay đơn giản chỉ là nghe vài bản nhạc thư giãn cuối tuần… Nhưng thứ bạn nhận lại chỉ là âm thanh “xì xì”, ù ù" khó chịu? Đó chính là hiện tượng loa kéo bị sôi – một trong những lỗi phổ biến và gây ức chế nhất với người dùng hiện nay. Không chỉ làm giảm cảm xúc khi thưởng thức âm nhạc, nếu không xử lý kịp thời hiện tượng loa bị sôi còn có thể ảnh hưởng đến mạch khuếch đại, hỏng mic hoặc làm hư các linh kiện bên trong. Nhiều người đã lãng phí tiền bạc để thay loa mới chỉ vì không hiểu rõ nguyên nhân gây ra tiếng sôi đó là gì.
Tuy nhiên đây không phải lỗi nghiêm trọng. Chỉ cần bạn hiểu đúng nguyên nhân và biết cách kiểm tra đơn giản, việc xử lý tình trạng loa kéo bị sôi hoàn toàn có thể khắc phục một cách dễ dàng.
1. Hiện tượng loa kéo bị sôi là gì?
Nếu bạn từng bật loa lên và chưa kịp hát hò gì mà đã nghe “rè rè” nhỏ vang vọng trong không gian thì đó chính là hiện tượng loa bị sôi.
Tiếng sôi thường không quá lớn, nhưng lại lì lợm và dai dẳng, nhất là trong không gian yên tĩnh. Đáng nói là nó vẫn phát ra dù bạn không bật nhạc, không cắm micro, chỉ cần mở nguồn loa là đã nghe thấy. Chính vì thế, nhiều người mới đầu tưởng đó là tiếng quạt tản nhiệt, tiếng sóng điện từ… Nhưng càng nghe lâu càng khó chịu, nhất là khi bạn cần không gian âm thanh trong trẻo để hát karaoke hay phát biểu sự kiện.
Trong một buổi tiệc nhỏ ngoài trời, tiếng loa kéo bị sôi có thể bị che lấp bởi tiếng người nói. Nhưng trong phòng khách, quán cafe hay lớp học, tiếng sôi sẽ làm mọi người thấy khó chịu, tụt mood. Nó khiến giọng hát bị lấn át, và cảm giác nghe như âm thanh bị mờ đục đi một chút, dù chỉ rất nhỏ.
>> Có thể bạn quan tâm:
2. Nguyên nhân khiến loa kéo bị sôi
Nguyên nhân về phần cứng
Đây là nhóm nguyên nhân thường gặp nhất, đặc biệt với những dòng loa kéo di động sử dụng lâu ngày hoặc chất lượng linh kiện chưa cao.
IC công suất hoặc tụ lọc bị lỗi:
Đây là “trái tim” điều khiển âm thanh. Khi IC yếu hoặc tụ bị rỉ điện, âm thanh không còn được xử lý sạch như ban đầu, tạo ra tiếng "rè nền" kéo dài như tiếng sôi nhẹ.
Nhiều người dùng cho biết chỉ cần vặn lớn volume, tiếng rè càng rõ – dấu hiệu IC đang xuống cấp.
Loa bass hoặc treble bị chạm, chập:
Khi màng loa bị lệch, hoặc cuộn dây bên trong bị chạm mạch, sẽ sinh ra âm thanh nhiễu dù bạn chưa bật nhạc.
Bạn có thể kiểm chứng bằng cách thử vặn nút treble hoặc bass về 0 – nếu tiếng rè giảm bớt, rất có thể phần loa đó đang gặp vấn đề.
Jack kết nối lỏng, gỉ hoặc chất lượng kém:
Jack kết nối lỏng lẻo, hoặc bị gỉ sét sau thời gian dài sử dụng sẽ khiến tín hiệu âm thanh truyền không ổn định, gây nhiễu nền.
Dây tín hiệu mic, dây AUX kém chất lượng hoặc đứt ngầm bên trong cũng tạo nên âm thanh sôi nhẹ như “muỗi vo ve” rất khó chịu.
Micro không dây kém chất lượng hoặc bị trùng sóng
Đây là nguyên nhân chiếm tới 40% trường hợp loa kéo bị sôi mà người dùng thường không nhận ra.
- Mic không dây giá rẻ, thiếu khả năng chống nhiễu sẽ dễ bắt sóng lạ, gây tiếng sôi, hú hoặc nhiễu tần số.
- Dùng nhiều mic cùng lúc (ví dụ trong buổi hát karaoke hoặc chương trình sự kiện) nhưng lại trùng tần số cũng gây xung đột tín hiệu.
Nguyên nhân về nguồn điện
Nguồn điện không ổn định:
Loa kéo hoạt động bằng điện trực tiếp hoặc sạc pin, nhưng dù ở chế độ nào thì nguồn điện không ổn định cũng dễ gây nhiễu âm thanh.
- Dùng ổ cắm kém chất lượng, dây điện nhỏ, hoặc điện áp yếu – loa sẽ phát ra tiếng sôi nhẹ đến nặng.
- Cắm loa chung ổ với tủ lạnh, tivi, nồi cơm điện... khiến dòng điện bị chia sẻ không đều, gây hiện tượng xung nhiễu.
Dùng loa khi sạc pin hoặc cắm điện trực tiếp:
- Rất nhiều dòng loa kéo hiện nay không tích hợp lọc nhiễu điện tốt, nên nếu vừa cắm sạc vừa dùng, điện áp dao động sẽ làm âm thanh phát ra tiếng sôi.
Nguyên nhân về môi trường sử dụng
Nhiễu từ thiết bị điện tử xung quanh:
Modem Wi-Fi, tivi, bếp từ, đèn LED… đều có thể phát ra sóng điện từ gây nhiễu. Đặt loa gần những thiết bị này, bạn dễ nghe thấy tiếng xì xì khó chịu phát ra dù loa vẫn đang hoạt động bình thường.
Loa bị ẩm, bụi bẩn lâu ngày
Loa kéo thường được dùng cho các buổi tiệc ngoài trời, di chuyển nhiều, điều này khiến bụi bẩn và độ ẩm dễ xâm nhập vào mạch điện.
- Khi bo mạch bị ẩm, các linh kiện không còn hoạt động ổn định, sinh ra nhiễu âm ngẫu nhiên.
- Nếu bụi bám vào quạt tản nhiệt, loa sẽ vừa nóng vừa sôi, ảnh hưởng tuổi thọ thiết bị.
3. Cách khắc phục loa kéo bị sôi ai cũng có thể làm được
Hiện tượng loa kéo bị sôi có thể xử lý hiệu quả nếu xác định đúng nguyên nhân. Dưới đây là hai nhóm giải pháp chính: xử lý tại nhà và can thiệp kỹ thuật.
Tự xử lý tại nhà
Đây là các thao tác cơ bản, người dùng có thể tự thực hiện để loại bỏ tiếng sôi nền mà không cần đến công cụ chuyên dụng.
Kiểm tra và thay thế jack kết nối
Jack tín hiệu (AUX, 6.5mm, RCA...) bị lỏng hoặc oxy hóa là nguyên nhân phổ biến gây nhiễu. Cần rút ra, vệ sinh sạch sẽ hoặc thay thế jack chất lượng cao, tiếp xúc tốt.
Đổi kênh micro không dây để tránh trùng sóng
Nếu tiếng sôi xuất hiện khi mở micro, có thể do trùng sóng hoặc nhiễu tần số. Hãy đổi kênh (CH) hoạt động của micro để hạn chế nhiễu tín hiệu.
Ngắt điện, khởi động lại loa sau vài phút
Tắt nguồn hoàn toàn trong 3–5 phút giúp reset lại hệ thống điện tử, loại bỏ nhiễu tạm thời do treo mạch hoặc xung điện bất ổn.
Đổi vị trí sử dụng loa, tránh gần các thiết bị điện tử mạnh
Loa kéo nên được đặt cách xa các thiết bị phát nhiễu cao như tivi, modem Wi-Fi, bếp từ, hoặc đèn LED công suất lớn để hạn chế nhiễu điện từ gây sôi nền.
Can thiệp kỹ thuật
Nếu sau khi thực hiện các bước trên mà loa vẫn còn hiện tượng sôi, cần đến sự hỗ trợ của kỹ thuật viên hoặc trung tâm bảo hành để xử lý chuyên sâu.
Mang đi bảo hành nếu còn thời gian
Với các sản phẩm còn trong thời hạn bảo hành, nên mang đến trung tâm kỹ thuật chính hãng để kiểm tra và sửa chữa theo tiêu chuẩn.
Kiểm tra IC công suất, tụ lọc và thay thế nếu cần
Tiếng sôi kéo dài đôi khi do IC công suất bị lỗi hoặc tụ lọc điện bị phù, rỉ điện. Các linh kiện này cần được kiểm tra điện áp và thay thế đúng chủng loại để đảm bảo an toàn.
Bọc lại các dây tín hiệu bằng dây chống nhiễu
Dây tín hiệu trong loa nếu dùng loại thường, không có chống nhiễu sẽ dễ bị nhiễm sóng từ môi trường. Việc thay bằng dây lõi đồng, có lớp chống nhiễu sẽ cải thiện rõ rệt độ sạch của âm thanh.
4. Những mẹo khi sử dụng để tránh hiện tượng loa kéo bị sôi
Tránh để loa ẩm, dính nước hoặc hoạt động quá công suất
Độ ẩm và nước là “kẻ thù truyền kiếp” của thiết bị điện tử. Nếu loa kéo bị ẩm lâu ngày, các bo mạch bên trong dễ bị oxi hóa, chập mạch, sinh ra tiếng sôi hoặc thậm chí không lên nguồn.
Thường xuyên vệ sinh và bảo trì thiết bị
Bụi bẩn tích tụ trong các khe thoát âm, cổng kết nối hay lưới loa lâu ngày cũng có thể gây nhiễu tín hiệu, dẫn đến tình trạng loa kéo bị sôi, rè.
Sử dụng thiết bị đi kèm chính hãng, tương thích với loa
Nhiều người chọn micro, dây tín hiệu giá rẻ để tiết kiệm. Nhưng đây chính là nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng nhiễu sóng, sôi nền, hú rít khó chịu.
Tắt nguồn đúng cách, hạn chế thao tác sai trong quá trình sử dụng
Thói quen rút điện đột ngột, hoặc cắm mic khi loa đang bật lớn không chỉ dễ gây sôi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của bo mạch.
Loa kéo bị sôi không phải là lỗi nghiêm trọng, hưng nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm âm thanh và tuổi thọ thiết bị. Phần lớn nguyên nhân đều có thể xử lý nhanh chóng bằng những thao tác đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, nếu đã thử các bước trên mà tình trạng vẫn không cải thiện, đừng ngần ngại mang thiết bị đến trung tâm kỹ thuật để kiểm tra chuyên sâu.
Chủ động xử lý sớm hiện tượng này, sẽ mang lại trải nghiệm nghe nhạc, hát karaoke tuyệt vời hơn!
>> Xem thêm:
Bảo Châu Elec sẽ trả lời sớm nhất. Viết hỏi đáp